Bệnh ung thư phổi có chữa được không?

Bệnh ung thư phổi có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người mắc phải chứng bệnh này khá quan tâm. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu ung thư phổi có chữa được không thì người bệnh cần biết một cách tổng quan về căn bệnh này để tránh tâm lý lo âu dễ dẫn đến tình trạng các tế bào ung thư di căn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường nhiều hơn nữ giới. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn.

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở nam giới. Ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện khi người bệnh nghi ngờ và bác sỹ yêu cầu chụp X Quang phổi để kiểm tra. Khi bệnh đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phổi thì là lúc các tế bào ung thư đã di căn đến một hay nhiều cơ quan khác.

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Theo các chuyên gia y tế khoanh vùng thì có đến 8 dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết ung thư phổi:

Ho dai dẳng: Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi là ho. Nếu cơn ho dai dẳng, kéo dài, không rõ nguyên do thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe của phổi ngay lập tức.

Nhiễm trùng mạn tính: Virus gây viêm phế quản mãn tính là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng phổi. Nếu bạn đang liên tục đau tức ngực, đây có thể là dấu hiệu gợi ý ung thư.

Giảm cân không rõ nguyên nhân: Sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể có thể tàn phá hệ thống nội bộ, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

Đau xương: Nếu ung thư phổi đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, bạn có thể cảm thấy đau tận trong xương hoặc khớp xương. Nhiều người nhầm lẫn đây là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin D trong cơ thể.

Sưng ở cổ và mặt: Một khi một khối u phổi bắt đầu đè lên tĩnh mạch chủ trên, bạn có thể thấy phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi: Khoảng 80% người bị ung thư cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, luôn muốn nằm nghỉ ngơi.

Mỏi cơ: Đang hoạt động bình thường mà bạn thấy xương và cơ bắp đau đớn có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó, có thể là ung thư phổi. Nếu ung thư bắt đầu lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể, cơn đau sẽ lan tỏa đến khắp nơi.

Canxi trong máu cao: Một số bệnh nhân cho biết ung thư phổi làm phá vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến thừa canxi máu. Các triệu chứng đi cùng với canxi máu cao là đi tiểu thường xuyên, khát nước, táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt…

Nếu như cơ thể bạn, có những dấu hiệu, triệu chứng này chính là chúng đang “tố” rằng bạn có thể đã mắc bệnh ung thư phổi rồi đó! Hãy đến bác sĩ thăm khám để nhận được chỉ dẫn kịp thời.

Bệnh ung thư phổi có chữa được không

Với những thông tin về bệnh ung thư phổi mà chúng tôi giới thiệu ở phần trên, có lẽ bạn cũng nhận thấy được phần nào mối nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy liệu bệnh ung thư phổi có chữa được không?

Câu trả lời mới nhất mà các nhà khoa học đưa ra là có, ngay cả khi căn bệnh di căn. Theo đó, khi điều trị bệnh, hiệu quả sẽ đạt được nếu người bệnh ý thức tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị cùng với việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất như chụp PET/CT vừa để chẩn đoán, vừa để mô phỏng lập kế hoạch xạ trị và sau đó là phẫu thuật bằng dao gamma quay, tiếp đó là duy trì hóa chất, thuốc điều trị đích.

Tuy nhiên, đó chỉ là con số rất ít ỏi người thoát khỏi căn bệnh quái ác này. Bởi lẽ, việc điều trị bệnh liệu có hiệu quả hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và tinh thần của người bệnh mới có thể chống chọi lại được.

Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới, trong đó ung thư phổi xếp vào nhóm đầu. Nhưng để tổng hợp lý do và nguyên nhân vì sao người dân Việt Nam mắc ung thư phổi thì không phải dễ dàng. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, các chuyên gia Y tế đã liệt kê ra các nhóm nguyên nhân sau:

  • 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá.

  • Công việc tiếp xúc với bụi silic hoặc nghề nghiệp liên quan đến luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ có hít thở không khí chứa khí radon. Radon là một chất khí không màu, không mùi, sinh ra từ chất phóng xạ dưới mặt đất và có thể ngấm vào nguồn nước dưới lòng đất.
  • Các chất gây ô nhiễm không khí.
  • Yếu tố gene.

Cách phòng bệnh ung thư phổi

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – câu nói luôn đúng trong mọi trường hợp, trong đó có cả bệnh ung thư phổi. Hãy chủ động phòng bệnh để có được một sức khỏe tốt thay vì để mắc phải bệnh trên người mới lo tìm cách chữa. Vậy làm sao để phòng bệnh ung thư phổi?

• Giữ vệ sinh môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
• Chế độ ăn, nghỉ ngơi lành mạnh.
• Tham gia các bộ môn thể thao để rèn luyện thể chất.
• Phẫu thuật loại bỏ khối u: Hiệu quả khi khối u còn nhỏ và chưa di căn.
• Tia xạ: Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
• Điều trị bằng hóa chất: Để loại bỏ những tế bào ung thư.
• Điều trị hỗ trợ: Áp dụng cho những bệnh nhân bị giai đoạn cuối không thể điều trị được những phương pháp trên bao gồm chăm sóc, làm giảm đau…

Trên đây là giải đáp băn khoăn bệnh ung thư phổi có chữa được không cùng với những thông tin khác liên quan đến căn bệnh này!

Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cuộc sống lành mạnh và thường xuyên thăm khám bác sĩ định kì bạn nhé!

Sức khỏe là vàng!

Xem thêm:

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh ung thư vòm họng

Nguyên nhân và cách khắc phục yếu sinh lý ở nam giới

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao mắc bệnh huyết áp thấp