Với bệnh trĩ nói chung, điều trị nội khoa luôn là phương pháp được ưu tiên nhằm giúp các búi trĩ tự co lại. Phương pháp nội khoa không còn tác dụng do búi trí kích thước lớn, không có khả năng co lại, triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị loại bỏ nhanh để ngừa biến chứng. Bài viết dưới đây chuthapdo gửi tới các bạn một số phương pháp trị trĩ được nhiều người áp dụng nhất
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Đây là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn, tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại khi đi khám dẫn đến nhiều trường hợp đi khám khi các triệu chứng đã nặng.Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về phân loại cũng như giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay
2. Phân loại trĩ và cấp độ trĩ
– Trĩ nội (Internal hemorrhoids): là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ các đám rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
– Trĩ ngoại (External hemorrhoids): là bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
– Trĩ hỗn hợp (Mixed hemorrhoids: là do có sự kết hợp giữa các búi trĩ nội lẫn các búi trĩ ngoại.
– Trĩ vòng: khi có nhiều hơn ba búi trĩ và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn thì được gọi là trĩ vòng.
– Trĩ thuyên tắc: các mạch máu nơi có búi trĩ bị tắc nghẽn hay vỡ tạo thành các cục máu đông, gây đau đớn nhiều.
3. Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chắc chắn. Các yếu tố sau đây được xem là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ:
– Rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lị.
– Tư thế đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ các cơ sở…) hay ngồi lâu (thư ký hành chánh)
– Lái xe nhiều giờ trong ngày ( tài xế xe ô tô, xe gắn máy…)
– Mang thai
– Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng (ho, khuân vác gắng sức…)
– Viêm nhiễm vùng hậu môn
– Di truyền
4. Làm thế nào để ngăn chăn bệnh trĩ
Muốn tránh bệnh trĩ hay làm nhẹ bệnh trĩ cần phải ngăn chặn các yếu tố làm thuận lợi việc phát sinh bệnh trĩ.
a. Chế độ ăn uống:
– Nên dùng nhiều thức ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây)
– Nên uống nhiều nước ( > 2lit /ngày)
– Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành tỏi, bia rượu.
– Không nên dùng các thức ăn, thức uống có khả năng gây táo bón như ổi, mận, trà đậm, cà phê.
b. Chế độ làm việc, sinh hoạt:
– Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.
– Tránh các công việc quá nặng nhọc, các động tác làm tăng áp lực ổ bụng.
– Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.
– Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.
– Tập thể dục điều độ, chơi thể thao vừa sức, đi bộ.
c. Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu môn.
d. Vệ sinh tốt vùng hậu môn
5. Phải làm gì khi bị bệnh trĩ
Cần phải khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị ngay từ đầu vì:
– Do gây chảy máu (>60%), bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu mãn.
– Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi có biến chứng thuyên tác.
– Làm giảm chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin.
– Cần phải chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ và các bệnh nguy hiểm khác ở vùng hậu môn cũng gây chảy máu như bệnh ung thư trực tràng.
6. Các phương pháp điều trị trĩ
1. Điều trị nội khoa
– Thuốc uống: Các loại thuốc có dẫn xuất từ chất Flavonoid. Thuốc có tính chất làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
– Thuốc đặt tại chỗ bao gồm thuốc mỡ (pommade), thuốc đạn (suppositoire). Thuốc có tính chất giảm đau, giảm viêm, trợ tĩnh mạch.
** Nhược điểm: Điều trị nội khoa kết quả còn hạn chế, thường áp dụng cho các trĩ độ một, hai. Nếu không biết giữ gìn các chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh diễn tiến theo hướng nặng thêm.
2. Điều trị thủ thuật: Có nhiều cách để làm hạn chế búi trĩ mà không phải mổ
– Chích xơ hóa các búi trĩ.
– Chích nước nóng vào các búi trĩ.
– Đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ.
– Đông lạnh bằng cách áp Nitơ lỏng lên búi trĩ.
– Thắt dây thun.
– Nong hậu môn.
– Dùng dòng điện (Ultroid)
* Ưu điểm: ít đau đớn.
* Nhược điểm: Tái phát cao. Chỉ áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3
3. Điều trị phẫu thuật
Trên nguyên tắc có 2 loại phẫu thuật
+ Cắt từng búi trĩ: Phương pháp của bệnh viện Saint-Mark và những cải biên về sau.
+ Cắt một khoang niêm mạc ở ống hậu môn, tức phương pháp White head và những cải biên
Gần đây (khoảng hơn 10 năm) có phương pháp cắt khoang niêm mạc trực tràng bằng máy cắt (phương pháp LONGO) hay cải biên bằng cách khâu treo niêm mạc trực tràng với chỉ cũng cho kết quả tốt mà ít đau.
TÓM LẠI
– Bệnh trĩ là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng rất phổ biến (gần 50% ở người cao tuổi) và gây nhiều phiền toái cho người bệnh và làm giảm chất lương cuộc sống.
– Cần phân biệt trĩ với bệnh vài bệnh ở hậu môn mà đặc biệt là bệnh ung thư hậu môn. Cần được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cần chữa trị sớm và đúng cách.
– Người bệnh trĩ thường đến khám muộn, nhất là phụ nữ vì e ngại (khám khu vực kín đáo, nhạy cảm) và vì thờ ơ (cho rằng bệnh không quan trọng)
– Nếu điều trị không đúng cách, không những không hết bệnh mà còn mắc phải những hậu quả khó lường như hẹp hậu môn, són phân… còn khó chịu hơn cả bệnh trĩ.
>>>Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh trĩ. Hi vọng các bạn hiểu rõ được tình trạng của bản thân và tìm được phương pháp điều trị thích hợp