Cao Lỏng Tang Cúc Ẩm

Công thức Cao Lỏng Tang Cúc Ẩm

Tang diệp (Folium Mori ) 200 g
Cúc hoa (Flos Chrysanthemi) 80 g
Liên kiều (Fructus Forsythiae) 120 g
Bạc hà ( Herba Menthae ) 60 g
Cam thảo ( Radix et Rhizoma Glycyrrhizae ) 60 g
Hạnh nhân ( Semen Armeniacae amarum ) 160 g
Cát cánh ( Radix Platycodonis ) 160 g
Lô căn ( Rhizoma Phragmitis ) 160 g

Cam thảo

Cam thảo

Điều chế Cao Lỏng Tang Cúc Ẩm

Chế biến các vị thuốc theo từng chuyên luận tương ứng. Hạnh nhân và Bạc hà cất riêng theo phương pháp cất kéo hơi nước để tách riêng nước cất Bạc hà – Hạnh nhân. Bã Hạnh nhân, Bạc hà và các dược liệu còn lại được sắc với nước hai lần, lọc lấy các dịch chiết. Gộp và cô các dịch chiết còn khoảng 400 ml. Để nguội, thêm khoảng 1000 ml ethanol 96%, khuấy đều, để lắng 24 giờ, lọc và cô đặc ở áp suất giảm tới cao đặc. Phối hợp nước cất Bạc hà – Hạnh nhân, thêm chất bảo quản, thêm nước vừa đủ 1000 ml. Đóng chai. Dán nhãn thuốc thường dùng trong.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi ngọt đắng nhẹ.

Tỷ trọng

Ở 20oC : 1.038 (Phụ lục 6.2).

Độ khúc xạ

1,3485 (Phụ lục 6.1).

Định lượng Amygdalin

Lấy chính xác 100 ml chế phẩm cho vào bình cầu dung tích 250 ml. Lắp dụng cụ sinh hàn, cất thu hồi chất bay hơi. Cất lấy khoảng 10 ml đong chính xác cho vào bình nón dung tích 100 ml, thêm 2 mlKali iodid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) cho đến khi có màu trắng đục hơi vàng. Song song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N tương đương với 91,48 mg amygdalin.
Chế phẩm phải chứa hàm lượng amygdalin từ 0,65% đến 0,79%.

Bảo quản

Đựng trong bao bì nút kín, để nơi khô mát.

Công năng, chủ trị

Công năng: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Chủ trị: Thái âm phế tỳ phong ôn, ho, cảm cúm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên, miệng ho khan.

Cách dùng, liều lượng

Người lớn ngày uống 2 lần mỗi lần 25 ml.
Trẻ em tuỳ tuổi.