Dinh dưỡng phù hợp khi mắc bệnh ngoài da

Những người bị viêm da mủ (như mụn nhọt, chốc lở) nên có chế độ ăn giảm đường, vì đường là môi trường phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C để giúp tăng chuyển hóa đường, tăng sức đề kháng cơ thể và khả năng chống độc cho gan.

Dinh dưỡng và bệnh da luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều thức ăn chứa các chất có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh về da. Chẳng hạn, tôm, cua, bò, gà, cá biển có thể gây bệnh mề đay cho một số người có cơ địa dị ứng; thức ăn nhiều đường có thể gây ra mụn trứng cá… Vì vậy, việc hiểu biết mối liên quan giữa dinh dưỡng và các bệnh da sẽ góp phần đem lại kết quả cao trong điều trị.

1. Bệnh chàm (eczema), mề đay, mẩn ngứa:

dinh-duong-phu-hop-khi-mac-benh-ngoai-da

– Nên giảm đường và muối trong giai đoạn cấp tính vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn cảm (dị ứng); còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

– Kiêng những thức ăn, đồ uống có tính kích thích (như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt…) hoặc có nhiều đạm (như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…).

– Nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón (như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…).

– Trong trường hợp đang bị phù nề, rịn nước, nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.

– Đối với trẻ em, cần giảm ăn đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng…

Riêng với bệnh mề đay, sau khi điều trị khỏi, nếu người bệnh vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần tiến hành ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không.

2. Bệnh vảy nến và mụn trứng cá

– Tránh các thức ăn có nhiều chất đường, mỡ (vì ở người bị vảy nến có tình trạng rối loạn chuyển hóa đường và mỡ; 2 chất này cũng làm chứng trứng cá nặng thêm).

– Ăn nhiều rau, khoai lang, đu đủ.

– Tránh dùng thức ăn có nhiều gia vị, cà phê, thuốc lá…

– Không ăn quá no trước lúc đi ngủ, tránh căng thẳng và thức khuya.

3. Các chứng bệnh có bóng nước ở da gây mất huyết tương (trúng độc da do thuốc, bệnh Duhring, Pemphigus)

– Dùng thức ăn lỏng, giảm muối, giảm các chất kích thích.

4. Bệnh ban vàng ở quanh mắt (Lipoidoses, Xanthomes)

Ở những người mắc bệnh này có hiện tượng tăng cholesterol trong máu, lắng đọng chất lipid trong và ngoài tế bào, đặc biệt ở quanh hai mắt. Vì vậy, bệnh nhân cần giảm tối đa mỡ động vật, thay thế bằng dầu thực vật.

5. Bệnh Bellagre

Bệnh xuất hiện do thiếu vitamine PP, biểu hiện là nổi ban đỏ sẫm ở vùng da tiếp xúc với ánh sáng, phù và bong vẩy ở vùng da mỏng, để lại lớp da mỏng sẫm màu. Người mắc bệnh này cần tránh ăn quá nhiều bo bo, hạn chế rượu. Nên ăn nhiều thịt, cá, trứng sữa, hoa quả…

6. Bệnh viêm da tiết bã do thiếu vitamine B2, B6

Bệnh thường xảy ra ở người ăn quá nhiều đạm và nghiện rượu. Để khắc phục, bệnh nhân nên ăn nhiều trái cây, rau, ăn ít thịt và kiêng rượu.

7. Bệnh khô da, viêm miệng – lưỡi, rụng tóc do thiếu vitamine H (Biotine)

Không ăn lòng trắng trứng vì thực phẩm này có nhiều Avidine – một chất có khả năng làm mất hoạt tính của Biotine.

Mời bạn tham khảo thêm cách làm trắng da từ trà xanh

Những bài tập yoga tốt cho sức khỏe

Hoăc tham khảo thêm những cách nhận biết trái cây Trung Quốc