Hãy nghĩ đến tăng huyết áp khi bị đau đầu kéo dài

Tăng huyết áp hiện nay không chỉ là bệnh của người già, mà rất nhiều người trẻ đã mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết mình bị tăng huyết áp, đến khi xảy ra tai biến mới biết.

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra cách nhận biết bệnh tăng huyết áp. Theo WHO, người khỏe mạnh bình thường có trị số huyết áp thấp hơn 140/90mmHg; người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 – 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg; người bị tăng huyết áp vừa và nặng: có số đo huyết áp tối đa trên 160mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 100mmHg.

images

Các triệu chứng cho biết bị tăng huyết áp, thường gặp là: nhức đầu, nhức phía sau gáy hay trước trán thường vào buổi sáng, có khi kéo dài cả ngày; chóng mặt: bệnh nhân có cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu; mệt mỏi: có cảm giác nặng ở ngực và hơi khó thở; ù tai, mất ngủ, mắt mờ; miệng lệch, hay méo miệng, phát âm khó khăn; yếu liệt tay chân trong thời gian từ vài giây đến vài phút; bị chảy máu cam hay tái phát… Nếu phát hiện bị tăng huyết áp, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng huyết áp để có biện pháp xử lý phù hợp. Bệnh nhân tăng huyết áp cần nhập viện ngay khi có các dấu hiệu nặng như: yếu nửa người, chân tay tê cứng không cử động được, hỏi không nhớ gì…

Để dự phòng tăng huyết áp nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau xanh và hoa quả chín, không ăn mặn, không ăn nhiều thịt mỡ và nội tạng động vật. Tập thể dục đều đặn vừa sức hằng ngày. Mùa rét cần mặc đủ ấm, tránh dậy sớm tập thể dục ngoài trời lạnh.

Chúng tôi khuyên bạn nên có một chiếc máy đo huyết áp để kiểm soát huyết áp của mình tại nhà một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm:

–>  3 loại máy đo huyết áp Omron tốt nhất

–> Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh cao huyết áp

–> Mẹo hay trị tăng huyết áp hiệu quả