Khô khớp ở người trẻ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khô khớp ở người trẻ? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới.
Nguyên nhân gây khô khớp
Có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp.
Khi sụn khớp bị tổn thương, bề mặt khớp không còn trơn nhẵn mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ…, để trơ lại lớp xương nằm bên dưới.
Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau. Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.
Đối tượng hay mắc chứng khô khớp thường là:
– Người trên 60 tuổi.
– Người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
– Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.
– Người béo phì.
– Người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen…
Điều trị khô khớp ở người trẻ như thế nào?
Các chuyên gia xương khớp cảnh báo, thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng khó chữa, thậm chí phải phẫu thuật thay khớp. Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện sụn khớp bị viêm, kêu lạo xạo khi vận động kèm theo sưng, tấy đỏ và đau nhức, người bệnh nên đến chuyên khoa xương khớp để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ phổ biến nhất là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ.
Sử dụng biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu: Giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng.
Điều trị bằng thuốc Nam: Nguyên liệu tự nhiên an toàn cho người dùng, không gây tác dụng phụ. Thuốc Nam đi sâu vào căn nguyên của bệnh chứ không chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng.
Phòng ngừa và hạn chế khô khớp
Có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe. Nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển. Ăn thêm các loại rau như mồng tơi, đậu.
– Cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương. Tích cực điều trị và phòng ngừa khô khớp càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém.
– Hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng.
– Tránh ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách.
– Không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.
– Không nên tập thể hình với tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi.
– Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ.
– Nên tập thể dục đều đặn.
– Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các động tác thể dục nhẹ nhàng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn sức khỏe!
Nguồn: trixuongkhop.com
Xem thêm: