Thông thường các bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) ở Việt Nam sẽ đi khám bệnh mỗi tháng một lần. Khi đi khám họ phải làm nhiều xét nghiệm, hơn nữa việc dùng thuốc cũng phải đúng giờ, nên vào các buổi sáng ngày đi khám bệnh, các bệnh nhân thường rất lúng túng. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này có thể giúp BN chuẩn bị đầy đủ và đúng cho một ngày đi khám bệnh thành công. Hãy cùng hộ tạng đường xem chi tiết bài viết nhé !
Chuẩn bị trước ngày đi khám bệnh:
– Uống đầy đủ và đúng giờ tất cả các loại thuốc theo đơn hoặc sổ y bạ. Điều này giúp thầy thuốc đánh giá chính xác hiệu quả điều trị. Nếu đã hết thuốc mà chưa đi khám bệnh được theo hẹn thì nên mua tiếp thuốc để duy trì kết quả điều trị.
– Thử đường máu ít nhất 3 ngày liên tiếp trước khi đi khám, các kết quả này sẽ giúp thầy thuốc có cơ sở để điều chỉnh hoặc thay đổi chế độ điều trị cho người bệnh. Ngoài ra BN cũng không nên thay đổi nhiều chế độ ăn và tập luyện vì có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét nghiệm máu.
– Ghi lại những điều mà bạn thấy bất thường hoặc những điều bạn muốn biết… về bệnh, về biến chứng của bệnh ĐTĐ, về những loại thuốc Đông y mà người khác mách cho bạn là có khả năng làm hạ đường máu… để hỏi bác sĩ.
– Nếu người bệnh phải làm xét nghiệm máu thì cần nhịn đói trước khi lấy máu ít nhất 8 giờ, vì vậy không nên ăn sau 10 giờ đêm của ngày trước khi đi khám.
Bệnh nhân ĐTĐ cần mang gì đến phòng khám bệnh?
– Sổ y bạ để bác sĩ biết được các thuốc BN đang dùng.
– Sổ ghi kết quả đo đường máu tại nhà. Càng có nhiều kết quả đo đường máu thì bác sĩ càng dễ đánh giá hiệu quả của điều trị cũng như thay đổi thuốc hoặc liều lượng thuốc. Trường hợp kết quả đường máu dao động thất thường hoặc nghi ngờ kết quả thử không chính xác thì nên mang theo cả máy đo và hộp que thử đến nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm tra lại.
– Với BN mới được điều trị bằng tiêm insulin thì nên mang theo bút hoặc bơm tiêm và lọ insulin để bác sĩ hoặc y tá kiểm tra xem tiêm có đúng liều lượng và kỹ thuật hay không.
– Nếu cần xét nghiệm nước tiểu thì có thể lấy nước tiểu từ nhà, tốt nhất lấy nước tiểu sau khi ngủ dậy, đựng vào một lọ sạch. Tuy nhiên nếu nhà BN ở xa, trời quá nóng khó bảo quản mẫu nước tiểu thì có thể lấy nước tiểu tại bệnh viện nhưng BN cần nhịn tiểu trước 3-4 giờ.
Cách dùng thuốc vào buổi sáng ngày đi khám.
– Thuốc hạ đường máu: Thông thường các BN sẽ nhịn đói khi đến khám, vì vậy họ không được tiêm insulin và/hoặc uống bất kỳ loại thuốc hạ đường huyết nào. Tuy nhiên với những BN mà bác sĩ đề nghị họ kiểm tra đường máu sau ăn 2 giờ hoặc những BN có đo đường máu thường xuyên tại nhà và lần đi khám này không làm xét nghiệm máu thì ăn uống như bình thường và những người này cũng phải uống các thuốc hạ đường máu hoặc tiêm insulin đúng giờ như những ngày trước đó.
– Thuốc hạ huyết áp: Các thuốc hạ huyết áp ít ảnh hưởng đến kết quả đo đường máu nên các BN ĐTĐ vẫn uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ quy định.
– Các thuốc hạ lipid máu hoặc aspirin: Nên tạm ngừng cho đến khi khám bệnh xong.
– Các thuốc điều trị bệnh tim mạch phối hợp nên uống bình thường.
– Các thuốc khác như thuốc điều trị biến chứng thần kinh, biến chứng mắt… cũng có thể chưa cần uống cho đến khi khám bệnh xong.
Cần nói những điều gì với bác sĩ khi đi khám bệnh?
– Người bệnh cần nói với thầy thuốc những bệnh mà họ mới được chẩn đoán vì nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ đường máu hoặc đến tính chính xác của kết quả đo đường máu.
– Nói với bác sĩ tất cả những dấu hiệu lạ mà bản thân mới phát hiện như đau ngực, mắt nhìn mờ, tê bì chân tay… vì có thể đó là những biến chứng của bệnh ĐTĐ, đôi khi là những biến chứng rất nặng.
– Nếu bác sĩ quên thì người bệnh cần yêu cầu được đo cân nặng, đo huyết áp, đếm nhịp tim ở tất cả các lần khám. Ngoài ra mỗi 6-12 tháng cần yêu cầu được khám bàn chân, khám mắt.
Cần làm những xét nghiệm gì mỗi lần đi khám bệnh?
– Tùy tình trạng bệnh, mức độ của các biến chứng ĐTĐ mà người bệnh ĐTĐ có thể cần làm các xét nghiệm khác nhau và khoảng cách giữa các lần xét nghiệm cũng khác nhau.
– Nếu người bệnh không có máy đo đường máu cá nhân thì cần được làm xét nghiệm đường máu ở tất cả các lần khám.
– Các xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C); chức năng thận (ure, creatinin), acid uric, HbA1C và có thể cả men gan (ALT, AST) mỗi 3-6 tháng.
– Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nên được làm mỗi lần đi khám vì có nhiều giá trị như phát hiện biến chứng thận, nhiễm khuẩn tiết niệu…
– Các xét nghiệm khác như điện tim, soi đáy mắt cũng cần được thực hiện 3-6 tháng/lần kể cả khi không có triệu chứng gì. Lý do là ở BN ĐTĐ, các biến chứng võng mạc (đáy mắt), suy mạch vành (thậm chí cả nhồi máu cơ tim) có khi hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng nên nếu không làm xét nghiệm định kỳ thì có thể bỏ sót nhiều biến chứng, thậm chí cả biến chứng nặng.
– Một số người khi đến khám sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm nhất là khi thầy thuốc nghi ngờ họ có những biến chứng đặc biệt, ví dụ xét nghiệm microalbumin niệu để phát hiện sớm biến chứng thận, xét nghiệm công thức máu khi BN có suy thận, siêu âm tim khi họ có suy tim, siêu âm bụng…
Hộ tạng đường hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường (biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh).
+ Hỗ trợ điều hòa đường huyết.
+ Giảm cholesterol máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp, chống oxy hóa.
+ Giúp hỗ trợ điều trị biến chứng, làm chậm tiến triển của biến chứng