Tác dụng của mè đen với dạ dày

Hạt vừng còn gọi là hạt mè, trong các bài thuốc người ta cũng gọi là hạt mè, dầu mè. Có 2 loại hạt vừng đen và hạt vừng trắng, vừng đen bổ dưỡng và có nhiều dược tính hơn vừng trắng. Hạt vừng có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng… Một số bài thuốc từ hạt vừng như sau:

183 cn4  Món ăn mè đen sẽ tốt cho bệnh nhân dạ dày

– Trị chứng thương hàn: Nếu bị chứng thương hàn, da vàng thì lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 1 tách dầu cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy  đều tất cả rồi uống 1 lần/ngày, uống khoảng 3 – 4 lần là khỏi.

– Trị chứng viêm đại tràng mãn tính: Lấy hạt vừng đen sao có mùi thơm, mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ trộn với 1/4 thìa mật ong trộn đều uống, ngày uống 2 lần như thế  và liên tục khoảng 1 tháng thì khỏi.

– Trị kiết lỵ kinh niên: Lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần như thế, uống liên tục trong vài ngày là khỏi. Trị táo bón: lấy 1 chén uống nước dầu vừng uống vào buổi sáng hoặc nhai 1 nắm hạt vừng rồi nuốt sẽ thấy hiệu quả ngay.

– Trị chứng rụng tóc: Lấy 1 bát con hạt vừng đen sao chín tán nhuyễn cho thêm  đường vào nấu uống, tóc sẽ hết rụng và đen mượt.

– Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát hạt vừng đen, nấu như nấu cháo khi gần  được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn rất hiệu nghiệm.

– Trị lang ben trắng: Lấy 1 chén nhỏ dầu mè vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống phải kiêng đồ lạnh, sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi.

– Trị tai ù: Tự nhiên tai bị hơi ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt, ngày nhỏ 2 – 3 lần khoảng 1 tuần có hiệu nghiệm.

Theo – Sức khỏe đời sống

Bạn nên xem thêm : đông trùng hạ thảo nutricep, đông trùng hạ thảo swanson, đông trùng hạ thảo nguyên con, đông trùng hạ thảo thiên sư