Thành phần Thuốc Doliprane 500mg:
Paractamol 500mg
Chỉ định Thuốc Doliprane 500mg:
Doliprane được dùng để điều trị đau và/hoặc sốt, bao gồm đau đầu, các triệu chứng giống cúm, nhức răng, đau mỏi ê ẩm, đau lúc hành kinh.
Chống chỉ định
Không nên dùng Doliprane:
– Nếu bị dị ứng với paracetamol hoặc với các thành phần khác trong viên thuốc,
– Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan,
– Thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
Không nên dùng Doliprane cùng với những thuốc khác có chứa paracetamol để tránh quá liều được khuyên dùng hàng ngày.
Nếu đau kéo dài hơn 5 ngày hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày, hoặc nếu thuốc không có hiệu quả thỏa đáng hoặc xảy ra bất kỳ triệu chứng nào khác, khuyên bệnh nhân đừng tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Thận trọng nếu bệnh nhân có bệnh gan hoặc bệnh thận nặng.
Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: không có ảnh hưởng đáng kể.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Chưa xác định tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Trong điều kiện sử dụng bình thường, có thể sử dụng paracetamol trong suốt thời gian có thai khi thật cần.
Nghiên cứu ở người mẹ dùng paracetamol nuôi con bằng sữa mẹ, không thấy có tác dụng phụ không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Tương tác thuốc
– Xét nghiệm acid uric trong máu.
– Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
– Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Tác dụng ngoại ý
Doliprane có thể có tác dụng gây khó chịu ở những mức độ khác nhau trên một số bệnh nhân.
– Ít gặp rối loạn tiêu hóa: buồn nôn và nôn.
– Trong một số hiếm trường hợp, có thể nổi mẩn hoặc đỏ da hoặc xảy ra phản ứng dị ứng biểu hiện bởi triệu chứng đột nhiên sưng phù mặt và cổ hoặc khó ở với tụt huyết áp. Phải lập tức ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ biết, và đừng bao giờ dùng thuốc chứa paracetamol lần nũa.
– Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan.
– Hãn hữu có thể thấy những thay đổi kết quả xét nghiệm, cần kiểm tra công thức máu: số lượng thấp bất thường của một vài loại bạch cầu hoặc tế bào máu như tiểu cầu, có thể biểu hiện bằng chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng.
Liều lượng và cách dùng
Dạng bào chế này chỉ dùng cho người lớn và trẻ em cân nặng từ 27 kg trở lên (tức khoảng 8 tuổi).
* Ở trẻ em:
Liều dùng ở trẻ em tùy thuộc vào cân nặng của trẻ, tuổi chỉ để tham khảo.
Nếu không biết rõ cân nặng của trẻ, bạn phải cân trẻ để có thể dùng liều thích hợp nhất.
Paracetamol có nhiều dạng hàm lượng khác nhau, điều đó giúp có thể điều chỉnh điều trị cho phù hợp với cân nặng của trẻ.
Liều paracetamol được khuyên dùng hàng ngày vào khoảng 60 mg/kg/ngày chia ra 4 đến 6 lần uống, tức là khoảng 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ.
Liều thường dùng là:
Trẻ cân nặng từ 27 đến 40 kg (khoảng 8 đến 13 tuổi): liều dùng mỗi lần là 1 viên 500 mg, nếu cần có thể lặp lại cách nhau không dưới 6 giờ, không được quá 4 viên mỗi ngày.
Trẻ cân nặng từ 41 đến 50 kg (khoảng 12 đến 15 tuổi): liều dùng mỗi lần là 1 viên 500 mg, nếu cần có thể lặp lại cách nhau không dưới 4 giờ, không được quá 6 viên mỗi ngày.
* Người lớn và trẻ em cân nặng trên 50 kg (khoảng 15 tuổi trở lên): liều thường dùng là uống một lần từ 1 đến 2 viên 500 mg (tùy theo mức độ đau), nếu cần có thể lặp lại cách nhau không dưới 4 giờ.
Thông thường, không cần dùng hơn 3 g paracetamol, tức là 6 viên, mỗi ngày. Tuy nhiên, trên bệnh nhân đau nhiều hơn, và theo ý kiến của bác sĩ, tổng liều có thể tăng lên đến 4 g/ngày, tức là 8 viên mỗi ngày.
Tuy nhiên:
* Liều paracetamol cao hơn 3 g/ngày cần có ý kiến của bác sĩ.
* Không bao giờ được dùng hơn 4 g Paracetamol mỗi ngày (tính tất cả các thuốc có chứa paracetamol).
Luôn luôn uống các liều thuốc cách nhau ít nhất là 4 giờ.
Trên bệnh nhân có bệnh thận nặng (suy thận nặng), phải uống thuốc cách nhau 8 giờ, và tổng liều không được quá 6 viên (3 g) mỗi ngày.
Số lần và thời gian dùng thuốc:
Dùng thuốc theo một lịch trình đều đặn có thể tránh được sự dao động của triệu chứng đau và sốt.
* Trẻ em phải được cho uống thuốc đều đặn, kể cả ban đêm, cách nhau ít nhất là 4 giờ, tốt nhất là 6 giờ.
* Người lớn phải uống các liều thuốc cách nhau ít nhất là 4 giờ.
Nếu có bệnh thận nặng (suy thận nặng), phải uống thuốc cách nhau ít nhất là 8 giờ.
Quá liều
Biểu hiện của quá liều: Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều duy nhất, hoặc do dùng lặp lại liều cao (ví dụ, 7,5-10 g mỗi ngày, trong 1-2 ngày), hoặc do dùng thuốc kéo dài. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay. Kích động, mê sảng. Hạ thân nhiệt, suy hô hấp-tuần hoàn.
Xử trí: Điều trị hỗ trợ tích cực, cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp uống paracetamol tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa quá 36 giờ kể từ khi dùng paracetamol. N-acetylcystein dùng liều đầu tiên 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau mỗi 4 giờ. Nếu không có N-acetylcystein, có thể dùng methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.