Thuốc Theralene 5mg

Thành phần Thuốc Theralene 5mg:

Alimenazine tartrat …………………….6.25mg
(Tương đương dạng base ………………. 5mg)

– Tá dược:

+ Viên nhân: lactose, tinh bột mì, silic ngậm nước, erythrosin, silic khan thể keo, magnesi stearat.

+ Lớp bao: erythrosin, hydroxypropylmethylcellulose, Polyethylenglycol 6000 vừa đủ cho 1 viên.

Thuốc Theralene 5mg

Thuốc Theralene 5mg

Chỉ định Thuốc Theralene 5mg:

Thuốc này chứa alimenazine, một chất kháng histamin.

Thuốc được chỉ định:

– Trong trường hợp thỉnh thoảng mất ngủ (ví dụ khi đi xa) và/hoặc thoáng qua (ví dụ khi có một biến cố cảm xúc).

– Trong điều trị triệu chứng đối với các biểu hiện dị ứng như:

+ Viêm mũi (ví dụ: cảm theo mùa, viêm mũi không theo mùa,…)

+ Viêm kết mạc (viêm mắt),

+ Nổi mề đay.

– Để giảm ho khan và ho kích ứng, đặc biệt khi ho về chiều hoặc về đêm

Liều dùng:

Theo hướng dẫn kê toa của Bác sĩ, thông thường:

Kháng histamin, chống ho:

Uống lặp lại nhiều lần trong ngày trong trường hợp có nhu cầu, nhưng không quá 4 lần trong mỗi ngày.

– Người lớn: 1-2 viên mỗi ngày.

– Trẻ em trên 6 tuổi (tức 20 kg): 0,125 đến 0,25 mg/kg/lần, tức 1/2 – 1 viên mỗi lần.

Tác dụng trên giấc ngủ:

Uống một lần lúc đi ngủ.

– Người lớn: 5 đến 20mg, tức 1 đến 4 viên.

– Trẻ em trên 6 tuổi: 0,25 đến 0,5mg/kg tức:

+ Trẻ em từ 20 đến 40kg (6 đến 10 tuổi): 1 viên.

+ Trẻ em từ 40 đến 60kg (10 đến 15 tuổi): 2 viên.

Cách dùng:

Dùng đường uống.

Uống viên thuốc với một ít nước.

Thời gian uống thuốc:

Vì thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, tốt nhất nên bắt đầu điều trị các biểu hiện dị ứng vào buổi tối.

Thời gian điều trị:

Chỉ nên điều trị triệu chứng ngắn ngày (vài ngày).

Nếu trị ho, chỉ nên dùng thuốc vào những lúc bị ho.

Xử lý trong trường hợp quá liều:

Trong trường hợp quá liều hoặc uống nhầm liều quá cao, HÃY TỨC KHẮC HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN VÀ BẤT LỢI

Một số tác dụng cần NGƯNG ĐIỀU TRỊ NGAY VÀ HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ:

– Phản ứng dị ứng :

+ Kiểu nổi mẩn ngoài da (đỏ da, eczema, ban xuất huyết, nổi mề đay),

+ Phù Quincke (nổi mề đay kèm sưng phù mặt và cổ, có thể gây khó thở)

+ Sốc phản vệ.

– Hiện tượng da mẫn cảm với ánh nắng,

– Giảm bạch cầu nghiêm trọng trong máu có thể biểu hiện bằng sự xuất hiện hoặc tái diễn sốt đi kèm có hoặc không đi kèm với dấu hiệu nhiễm khuẩn,

– Giảm tiểu cầu một cách bất thường trong máu có thể biểu hiện bằng chảy máu cam hoặc chảy máu lợi.

Một số tác dụng khác thường gặp hơn:

– Buồn ngủ, giảm tỉnh táo, rõ rệt hơn trong giai đoạn bắt đầu điều trị,

– Rối loạn trí nhớ hoặc sự tập trung, chóng mặt (hay gặp ở người già),

– Mất phối hợp vận động, run,

– Lú lẫn, ảo giác,

– Khô miệng, rối loạn thị giác, bí tiểu, táo bón hồi hộp.

ĐỪNG DO DỰ HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ VÀ THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN VÀ BẤT LỢI CHƯA ĐƯỢC NÊU TRONG TỜ HƯỚNG DẪN NÀY.

Chú ý:

Thuốc này KHÔNG ĐƯỢC DÙNG trong các trường hợp sau:

– Tiền sử dị ứng với thuốc kháng histamin,

– Trẻ em dưới 6 tuổi,

– Tiền sử mất bạch cầu hạt (giảm đáng kể số lượng bạch cầu trong máu) với các phenothiazine khác,

– Khó tiểu do nguyên nhân tuyến tiền liệt hoặc nguyên nhân khác.

– Một số thể bệnh glaucôm (tăng nhãn áp trong mắt).

Thông thường KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY trong các trường hợp sau đây, trừ khi có chỉ định của Bác sĩ:

– Trong ba tháng đầu thai kỳ,

– Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ,

– Dùng kết hợp với sulfpiride.

Thận trọng đặc biệt:

Trong trường hợp sốt xuất hiện hoặc kéo dài dai dẳng, có hoặc không đi kèm với các dấu hiệu nhiễm khuẩn (đau họng…), xanh tái hoặc đổ mồ hôi, cần báo ngay cho Bác sĩ điều trị.

Biểu hiện dị ứng:

Thuốc này được dùng trong khuôn khổ điều trị triệu chứng dị ứng. Vì thế, tốt nhất nên tìm kiếm nguyên nhân dị ứng. Nếu triệu chứng tồn tại dai dẳng hoặc tăng nặng, NÊN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ.

Ho:

– Không dùng thuốc này để trị ho có đàm. Trường hợp này, ho là phương tiện tự vệ tự nhiên cần thiết để thải trừ dịch tiết phế quản, sốt, nên hỏi ý kiến bác sĩ.

– Không nên kết hợp với thuốc làm loãng dịch phế quản (thuốc long đàm, thuốc tan chất nhầy).

Mất ngủ:

Trên trẻ em, cần hỏi ý kiến Bác sĩ khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Nếu có thể, nên tìm nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu mất ngủ dai dẳng quá 5 ngày, HÃY HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ.

Thận trọng khi dùng:

– Không được dùng thức uống có cồn hoặc thuốc chứa cồn trong thời gian điều trị,

– Nên tránh ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị.

Hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ trong trường hợp:

– Có bệnh mãn tính ở gan hoặc thận,

– Có bệnh động kinh từ trước hoặc mới phát,

– Có bệnh tim nặng, động kinh,

– Trên người cao tuổi:

+ có bản chất táo bón, chóng mặt hoặc ngủ gật,

+ có rối loạn tuyến tiền liệt.

Tương tác thuốc và các tương tác khác:

ĐỂ TRÁNH CÁC TƯƠNG TÁC CÓ THỂ CÓ GIỮA NHIỀU THUỐC, và nhất là sulfpiride, PHẢI BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ BIẾT VỀ TẤT CẢ CÁC THUỐC KHÁC ĐANG DÙNG.

Có thai và nuôi con bằng sữa mẹ:

Có thai

– Không nên dùng thuốc này trong ba tháng đầu thai kỳ.

– Có thể dùng thuốc trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, với điều kiện là chỉ dùng trong thời gian ngắn (vài ngày) và với liều được khuyến nghị.

Tuy nhiên, vào cuối thai kỳ nếu lạm dụng thuốc này có thể dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi trên trẻ sơ sinh. Do đó, nên luôn luôn hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng thuốc và không bao giờ được dùng quá liều đề nghị.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Thuốc này rất dễ tiết vào sữa mẹ. Vì thuốc có tính chất an thần, có thể ảnh hưởng đến em bé (ngủ lịm, giảm trương lực) hoặc trái lại gây kích thích (mất ngủ), không nên dùng thuốc này trong trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.

Nói chung, trong thời gian có thai và nuôi con bằng sữa mẹ, luôn luôn nên hỏi ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Lái xe và người vận hành máy móc:

– Nên chú ý khả năng buồn ngủ khi dùng thuốc này, đặc biệt là đối với lái xe và người vận hành máy móc. Hiện tượng này tăng lên khi dùng các thức uống có cồn.

– Tốt nhất, nên bắt đầu điều trị các biểu hiện dị ứng vào buổi tối.