Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở phụ nữ nhất là phụ nữ đang mang thai, do tử cung to chèn vào đường niệu quản dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển gây nên viêm nhiễm .Viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ mà còn ảnh hưởng đến từng bộ phận của hệ tiết niệu.Cùng phòng khám đa khoa tìm hiểu những thông tin sau đây để biết thêm về viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai nhé!
Nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Trong thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận.
Khi tử cung phát triển to chèn ép vào niệu quản, tình trạng ứ nước tiểu ở bể thận dễ xảy ra, viêm thận và bể thận do ứ nước tiểu và nhiễm khuẩn ngược chiều không phải là hiếm gặp.
Niệu quản bị giảm trương lực cơ, thường giảm nhu động, dài và cong queo, do đó dẫn lưu nước tiểu kém. Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây tiểu nhiều. Ngoài ra tử cung to, đè ép vào bàng quang khiến thai phụ hay đi tiểu nhiều lần, hoặc bị xón tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to.
Triệu chứng
Thể nhiễm khuẩn: thường không có triệu chứng rõ ràng nên chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu.
Thể viêm bàng quang: sản phụ có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, có khi tiểu ra máu, cảm giác nóng rát khi tiểu, người mệt mỏi khó chịu.
Thể viêm thận – bể thận: đây là thể nặng nhất, biểu hiện thường gặp là sốt cao 39 – 40 độ, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi, đau vùng thắt lưng bên phải, đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn, đau xuống hố chậu và bộ phận sinh dục.
Biến chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm thận ,viêm bể thận gây nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Sản phụ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp,…thai nhi bị suy thai hoặc đẻ non.
Phòng và điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Đối với thể nhiễm khuẩn và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại khoa bằng các loại thuốc kháng sinh không gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với thể viêm thận – bể thận cần được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Để phòng bệnh, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Bên cạnh đó cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày, không nhịn tiểu, uống thêm các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu.