Tôi năm nay 34 tuổi, “vùng kín” đôi khi có mùi rất khó chịu. Tôi không biết liệu có phải do thời tiết nắng nóng hay chất liệu quần lót tôi sử dụng có vấn đề. Tôi rửa sạch vùng kín bằng nước rửa dành cho phụ nữ và thay đồ lót 2 lần mỗi ngày. Quần lót tôi của đa số làm từ vải cotton và lụa.
Watt Wing Fong – Bác sĩ sản phụ khoa, chuyên gia tư vấn sản khoa tại Trung tâm Phụ khoa Raffles, Singapore, trả lời: Tình trạng nặng mùi ở “vùng kín” phụ nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các trường hợp liên quan đến nhiễm trùng âm đạo. “Cô bé” là nơi có rất nhiều vi sinh vật cư ngụ, một số là lợi khuẩn, một số là vi khuẩn gây hại. Đối với người khỏe mạnh, lượng vi khuẩn lợi và hại ở mức cân bằng nhau. Tuy nhiên, khi vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển mạnh mẽ, chúng có thể khiến âm đạo có mùi, đôi khi ảnh hưởng đến khí hư hoặc gây ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng.
Ví dụ, khi bạn không được khỏe, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị suy yếu gây nhiễm trùng âm đạo. Việc sử dụng kháng sinh cũng có thể khiến một người bị nhiễm trùng nấm men. Hơn nữa, mặc quần lót quá chật, quá dày cũng tạo môi trường ẩm ướt, ấm nóng – là điều kiện vi khuẩn phát triển.
Nếu nhiễm trùng nhẹ, phụ nữ có thể sử dụng các biện pháp điều trị đơn giản như sử dụng lợi khuẩn probiotic (lợi khuẩn ức chế sự phát triển của vi khuẩn xấu), dùng nước rửa phụ nữ, mặc quần lót cotton mỏng giúp vùng kín thông thoáng.
Ngoài ra, việc rửa âm đạo nhiều lần trong ngày có thể làm ảnh hưởng đến môi trường vùng kín khiến nơi này dễ bị nhiễm trùng.
Đồng thời, bạn nên khuyên chồng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục vì biện pháp này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, tinh dịch có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, gây nên một số bệnh.
Nếu làm theo đúng những biện pháp trên mà “cô bé” vẫn còn mùi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra và xét nghiệm để xác định loại nhiễm trùng bạn mắc phải. Từ đó, bác sĩ có thể kê đơnthuốc kháng sinh hoặc chống nấm, theo đường uống hoặc đặt âm đạo cho bạn.