Hiện nay cách chữa bệnh gai cột sống bằng thuốc nam được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn, bởi hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ lại cực kì tiết kiệm. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn 5 cây thuốc nam trị gai cột sống cực hay, cùng tham khảo nhé!
1. Trị gai cột sống bằng cây xương rồng
Loại cây thuốc nam này được sử dụng khá nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp như gai cột sống, đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, … Y học cổ truyền và y học hiện đại đã nghiên cứu về xương rồng đều có chung kết luận loại cây này giúp giảm đau, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc, trị ngứa, … Có rất nhiều loại xương rồng khác nhau nhưng người ta thường sử dụng loại xương rồng ba chia và xương rồng tai thỏ để chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo cách làm cụ thể như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 3 nhánh xương rồng 3 chia
– 1 bát muối hạt.
– Túi chườm.
Hướng dẫn thực hiện:
– Dùng dao cắt hết gai và rạch lên thân để nhựa chảy bớt ra ngoài.
– Ngâm xương rồng vào trong nước muối 15 phút, sau đó cho vào túi nilon đập nát.
– Lấy chảo lớn đặt lên bếp, đổ xương rồng vào và đảo sơ 5 phút rồi cho thêm muối. Khi rang cần giữ lửa vừa và đảo đều tay để muối không bị cháy.
– Sau khi muối đã vàng ươm thì bạn đổ hỗn hợp ra túi chườm và cột chặt lại. Tiến hành chườm trong khoảng 30 phút, thời gian đầu túi chườm còn nóng nên bạn cần chú ý để không bị bỏng.
Lưu ý: Để mang lại hiệu quả tốt thì bạn cần kiên trì. Hằng ngày vào buổi tối bạn làm như hướng dẫn 4 – 5 lần để giảm cơn đau. Nếu trong nhà có lò vi sóng thì thay vì dùng chảo thì bạn hãy bỏ vào lò vi sóng để tiết kiệm thời gian.
2. Chuối hột trị gai cột sống
Chữa bệnh gai cột sống bằng thuốc nam với nguyên liệu này còn chưa được nhiều người ứng dụng. Theo BS Võ Hùng Mạnh, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định dùng rượu ngâm chuối hột là cách chữa gai cột sống cực hay. Trong Đông y, chuối hột có những tác dụng chính là giải độc, thoái nhiệt, sát trùng, chữa đau bụng, lợi tiểu. Nhờ đó, có thể chữa được nhiều căn bệnh khác nhau như đau dạ dày, táo bón, sỏi thận, tiểu đường và gai cột sống. Người ta còn tìm thấy trong quả chuối hột có thành phần tanin – một chất giúp làm se niêm mạc và chữa trị xương khớp hiệu nghiệm. Hướng dẫn cách ngâm rượu chuối hột chữa gai cột sống:
+ Đầu tiên, bạn cần chọn loại rượu gạo có nồng độ từ 42 – 47º; quả chuối hột là những quả vừa chín (khoảng 3 – 4 nải).
+ Lột vỏ chuối, cắt thành miếng cỡ 1 cm, đem đi phơi dưới nắng to đến khi thấy vết nứt ở lát chuối là được.
+ Dùng nước sôi rửa lại chuối cho sạch vì trong quá trình phơi có nhiều tạp chất dính lên đó. Sau đó vớt ra để ráo.
+ Đổ chuối vào bình ngâm rượu, khi pha thì nhớ tỉ lệ chuẩn 1 phần chuối: 4 phần rượu.
+ Rượu cần được bảo quản ở nơi có nhiệt độ ổn định, cứ cách vài ngày thì dùng tay lắc bình rượu. Ngâm trong 3 tháng là dùng được.
+ Trước khi ăn cơm uống một chén nhỏ 15ml hoặc có thể dùng rượu này để xoa bóp cũng được. Nên uống rượu vừa phải để không hại dạ dày.
3. Dùng quả ớt chữa gai cột sống
Ớt chín là một loại gia vị quen thuộc với đặc trưng cay, nóng được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn hàng ngày. Trong thuốc nam từ xa xưa đã tận dụng nguyên liệu sẵn có này để giảm đau gai cột sống và một số chứng bệnh khác như đau lưng, đau đâu gối. Y học hiện đại cho biết, trong ớt chín có Capsaicin gây hắt hơi mạnh. Khi ăn ớt chín, chất này sẽ kích thích não sản sinh Endorphin – một chất Morphin nội sinh, có đặc tính giống thuốc giảm đau rất có lợi cho những người bị gai cột sống, đau đầu do dây thần kinh hoặc viêm khớp mạn tính.
Ngoài việc ăn ớt chín trong bữa ăn hằng ngày vời lượng vừa phải người bệnh có thể thực hiện cách làm sau. Cần chuẩn bị 10 quả ớt chỉ thiên chín; 2 lá đu đủ tươi và 60g rễ cây ớt tươi. Đầu tiên, đi rửa sạch và giã nát từng loại một. Đem trộn đều và ngâm trong cồn 90º, đậy kín để không bị bay hơi. Khi có những triệu chứng của gai cột sống thì lấy một ít nước ngâm này xoa bóp tại vùng đau. Không nên sử dụng quá nhiều sẽ khiến da bị bỏng.
4. Cây thầu dầu trị bệnh gai cột sống
Cây thuốc nam thầu dầu là một vị thuốc chữa gai cột sống khá nổi tiếng. Theo Đông y, lá thầu dầu có vị ngọt, tính bình và hơi độc có công dụng trong việc bạt độc, tiêu thũng và bài nung. Nghiên cứu từ các nhà y học hiện đại cũng cho biết, thầu dầu có nhiều tinh dầu, đặc biệt là trong hạt (40%); còn trong lá có nhiều Axit Tactric, Axit Xitric, Axit Corydalic, Axit Amin, Rutonozit, Quexitrin, Astragalin.
Sử dụng cây thầu dầu chữa gai cột sống bằng cách sắc lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày lấy 300g gồm rễ, thân và lá của cây thầu dầu đã phơi khô đem sắc với 700ml nước. Khi sắc thuốc cần chú ý lửa vừa phải, đun cạn còn 1/3 nước thì tắt bếp. Bạn cần để thuốc nguội bớt sau đó mới dùng; có thể uống nước thầu dầu tía thay nước lọc cũng rất tốt.
Những người đã từng áp dụng cây thuốc nam này cho biết thời gian thực hiện phải liên tục trong 2 tuần thì mới bắt đầu có hiệu quả, sang những tuần kế tiếp thì những cơn đau do gai cột sống gây ra sẽ ít dần, khoảng cách giữa những cơn đau cũng dài hơn.
5. Dùng trái nhàu và rượu trắng trịu gai cột sống
Theo các chuyên gia xương khớp, trái nhàu được xem là “khắc tinh” của bệnh gai cột sống. Sở dĩ người ta nói như vậy là do trong trái nhàu có chứa hoạt chất Prosertonin khi vào cơ thể sẽ kết hợp với một loại Enzym sinh ra Xeronin có khả năng làm lành các tổn thương cho cột sống. Ngoài ra, trái nhàu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hơn 150 chất dinh dưỡng khác nhau sẽ giúp bệnh nhân mau hồi phục bệnh. Chúng tôi xin hướng dẫn cách chữa gai cột sống bằng vị thuốc nam này như sau:
Chọn những trái nhàu không chín quá đem rửa sạch, thái mỏng và cho vào bình ngâm rượu. Đổ rượu vào cho đến khi ngập hết trái nhàu, đậy nặp lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Thỉnh thoảng bạn có thể lắc nhẹ để dưỡng chất ra được nhiều hơn. Một tháng sau thì bạn đem ra sử dụng, mỗi ngày uống hai chén trước khi ăn cơm trưa và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Mong rằng với 5 cách chữa gai cột sống bằng thuốc nam sẵn trên tay mà chúng tôi giới thiệu ở trên có thể giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu, đau đớn mà căn bệnh này gây ra. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn: thoaihoakhop.net
Xem thêm:
Đau đầu – dấu hiệu nhận biết cao huyết áp
Khô khớp ở người trẻ – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị