Kiến ba khoang là một trong các loại côn trùng độc hại nhất, nó không gây nguy hiểm chết người nhưng khi da bị dính một tí chất dịch của nó sẽ dẫn đến viêm da, sưng rộp và nhiều biến chứng khác. Và để điều trị kiến ba khoang cắn nhiều người đã sử dụng thuốc Acyclovir, tuy nhiên cũng có khá nhiều người lo lắng về sản phẩm này bởi một số trường hợp gây nên tác dụng phụ. Chính vì vậy, nhiều người lo lắng rằng liệu bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc Acyclovir có được không? Để giải đáp vấn đề này, sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết bên dưới nhé!
Acyclovir là thuốc gì?
Acyclovir là một dạng thuốc kháng sinh, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da do virut, vi khuẩn gây ra và được sử dụng khá phổ biến trên thị trường. Đặc biệt, nó được sử dụng nhiều trong điều trị các trường hợp như bệnh zona, bệnh thủy đậu, các vết loét xung quanh miệng hay các triệu chứng mụn rộp, mụn nước ở mặt, môi, miệng.
Thuốc Acyclovir hoạt động bằng cách ngăn chặn sự lây lan của virut trong cơ thể nhằm giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bùng phát bệnh. Đặc biệt, nó giúp vết thương nhanh chóng lành lặn, giữ cho vết sưng, mụn nước tránh bị lây lan sang các vùng da khác. Ngoài ra, đối với những trường hợp cơ thể bạn có hệ miễn dịch yếu thì thuốc Acyclovir còn có thể làm giảm nguy cơ của virut, vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nó được sử dụng nhiều cho các bệnh ngoài da, nhưng liệu bị kiến ba khoang có được sử dụng hay không vẫn là vấn đề khá nhiều người băn khoăn.
Acyclovir có nhiều dạng với hàm lượng như sau:
- Dạng viên nang, thuốc uống với hàm lượng cụ thể: acyclovir 200mg, acyclovir 400mg, acyclovir 800mg.
- Dạng dung dịch, thuốc tiêm với hàm lượng là: 50mg/ml (10ml, 20ml);
- Dạng dung dịch được tái tạo, thuốc tiêm với hàm lượng là: 500mg, 1000mg;
- Dạng hỗn dịch, thuốc uống với hàm lượng là: 200mg/5ml (473ml);
- Dạng Acyclovir bôi;
- Dạng Acyclovir cream.
Tùy vào từng dạng bệnh hoặc mức độ vết thương mà lựa chọn hàm lượng khác nhau. Để biết cách sử dụng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng.
Bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc Acyclovir có được không?
Như đã nói ở trên Acyclovir là thuốc sử dụng điều trị bệnh ngoài da, nhưng chính điều này mà nhiều người nghĩ sẽ sử dụng trị kiến ba khoang cắn. Và thực chất thì nó hoàn toàn không tốt như bạn nghĩ đâu nhé. Bởi vì Acyclovir chỉ có tác dụng tốt với bệnh zona, bệnh thủy đầu, còn đối với trường hợp bị kiến ba khoang đốt nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị loét da, tổn thương sâu hơn, lúc này việc điều trị sẽ càng lâu hơn.
Không chỉ riêng ai, mà khá nhiều người thường nhầm lẫn vết đốt do kiến ba khoang với bệnh zona, khi trên da xuất hiện những vết phỏng rộng, lan tỏa, có mủ đã tự mua thuốc để bôi. Do không nắm rõ tình hình tiến triển của vết thương và cứ nghĩ bôi càng nhiều thuốc càng tốt. Chính sự thiếu hiểu biết này không chỉ khiến bệnh lành mà còn nặng nề, khó chữa trị hơn. Lời khuyên cho tất cả mọi người là dù bị kiến ba khoang cắn hay bị thủy đậu, zona thì trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Cần phải thăm khám chẩn đoán bệnh tình và được hướng dẫn sử dụng đúng cách, an toàn nhất. Tuyệt đối không nên nhầm lẫn bệnh này sang bệnh khác rồi sử dụng sai thuốc sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân.
Do đó, khi bị kiến ba khoang cắn bạn không nên sử dụng thuốc Acyclovir để bôi, vì nó không có tác dụng trong việc điều trị vết thương do kiến ba khoang gây nên. Vậy kiến ba khoang cắn phải điều trị như thế nào?
Làm gì khi bị kiến ba khoang cắn?
Trong kiến ba khoang có chứa chất độc pederin – độc tố này được biết mạnh gấp 12-15 nọc độc của rắn hổ mang. Chỉ cần chất dịch tiếp xúc với làn da thì vùng da sẽ bị tổn thương. Độc của kiến ba khoang không gây nên chết người nhưng mức độ tổn thương rất nhanh và khiến vùng da bị viêm và dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không nhanh chóng xử lý. Nếu sau 2-6 tiếng tiếp xúc với nọc độc, vùng da bị tổn thương sẽ sưng, tấy nhẹ hình thành vệt kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm. Vùng tổn thương có bờ viền rõ rệt, có vệt có biến sắc màu tím hồng.
Sau đó 1-3 ngày trên vùng da sẽ bắt đầu xuất hiện các mụn nước, lấm tấm dưới dạng bọng nước có mủ. Lúc này, các vùng da quanh các khớp nơi đè trúng kiến ba khoang sẽ hình thành tổn thương đối xứng. Sau 3-5 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 7-10 ngày vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu mất. Tuy nhiên, một vài trường hợp cá biệt, các vùng da bị kiến ba khoang đốt có thể phát triển thành đợt nhiễm khuẫn thứ hai – dạng nhiễm khuẩn da. Và nếu phát hiện, xử lý sớm sẽ giúp vết thương hạn chế khó chịu đồng thời nhanh khô hơn. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nếu bị kiến ba khoang cắn không kịp xử lý nhanh chóng sẽ gây khó chịu cho trẻ và vết rộp bỏng sẽ khó điều trị.
Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt
Nếu phát hiện được kiến ba khoang đang đốt mình thì cần loại bỏ kiến ba khoang ra ngay, nhưng tuyệt đối không được đập giết mà dùng vật dụng gì đó gạt ra. Bởi nếu đập giết sẽ khiến chất dịch bắn dính ra vùng da nhiều hơn.
Sau đó rửa vùng da bị tiếp xúc chất dịch bằng xà phòng, nước sạch hoặc nước muối sinh lý để sát xuất và làm sạch nọc độc trên da. Việc sát trùng vết thương càng nhanh càng tốt nhằm hạn chế tác dụng của nọc độc lên da cũng như hạn chế tổn thương sau này.
Nếu vết thương càng lúc khó chịu, sưng đỏ hoặc xuất hiện mủ bạn có thể sử dụng sản phẩm Smart Skin để xịt lên vết thương. Sản phẩm hỗ trợ làm xoa dịu cơn đau rát, ngứa nát, làm mát và sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng. Chỉ cần dùng vài lần vết thương sẽ khô và nhanh chóng lành lặn. Trường hợp bệnh tình nặn hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất nhé.
Cách phòng chống kiến ba khoang cắn
Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều vào ban đêm, nhất là nơi ở gần cánh đồng, nhiều cây cối rậm rạp,…
Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
Giũ mạnh khăn mặt, quần áo, chăn mền trước khi sử dụng. Hoặc sử dụng thuốc xịt kiến ba khoan để đuổi kiến ra khỏi nơi ở của mình.
Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng…Đồng thời tránh đập giết kiến ba khoang trực tiếp bằng tay để tránh chất dịch độc dính vào da.
Hi vọng với nội dung trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc Acyclovir có được không? Đồng thời có thêm kiến thức để xử lý, điều trị và phòng tránh kiến ba khoang cho các thành viên trong gia đình mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!