Y Học Cổ Truyền Trị Bệnh Vảy Nến Như Thế Nào-Phần 3.

Tiếp tục phần 3 (phần 1, phần 2) trong bài viết “y học cổ truyền với bệnh vảy nến“, hôm nay phongkhamtamduc.com xin gửi tới các bạn thêm một số bài thuốc Đông Y giúp chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả.

Thuốc nghiệm phương

Thổ phục linh hoàn

Dược liệu: Thổ phục linh 310g, Sơn đậu căn 250g, Bạch tiên bì 125g, Thảo hà sa 250g, Hoàng dược tử 125g, Hạ khô thảo 250g.
Cách dùng: Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật làm viên hoàn, mỗi hoàn nặng 6g, mỗi ngày ăn 2 viên hoàn.
Công dụng: Thanh nhiệt – giải độc.
Chủ trị: Ngân tiết bệnh thể thông thường thời kỳ tiến triển.

 

Sơn bạch thảo hoàn

Dược liệu: Sơn đậu căn 40g, Bạch tiên bì 90g, Thảo hà sa 90g, Hạ khô thảo 45g, Ngư tinh thảo 90g, Sao tam lăng 45g, Vương bất lưu hành 45g, Sao nga truật 45g, Đại thanh diệp 45g.
Cách dùng: Tất cả tán thành bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi viên hoàn nặng 9g, mỗi một ngày ăn 2 viên hoàn.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc – tán phong nhuyễn kiên.
Chủ trị: Ngân tiết bệnh thể thông thường, da dày, sừng nhiều.

Thanh ôn bại độc ẩm

Dược liệu: Quảng tê giác (tán bột nhỏ xung phục) 30g, Đan bì, 9g Sinh địa 30g, Xích thược 9g, Hoàng liên 9g, Tri mẫu 9g, Ngân hoa 9g, Nguyên sâm 9g, Cát cánh 9g, Sinh thạch cao 30g, Hoàng cầm 9g, Trúc diệp 9g, Liên kiều 9g, Chi tử 9g, Sinh cam thảo 9g.
Cách dùng: Tất cả sắc nước uống ngày 1 thang.
Công dụng: Thanh doanh lương huyết – thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị: Bệnh vảy nến thể đỏ da do nhiệt độc thương doanh.

thuoc-tri-benh-vay nen-chuthapdo

 

Cầm liên địa đinh thang

Dược liệu: Hoàng cầm 9 -12g, Hoàng liên 9 – 12g, Địa đinh thảo 12- 15g, hư cúc hoa 12g, Hy thiêm thảo 12 – 15g, Thương nhĩ tử 12 – 15g, Thất diệp nhất chi hoa 20 – 30g, Sinh hoàng kỳ 12g, Sinh cam thảo 6 – 10g,.
Cách dùng: Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Công dụng: thanh nhiệt – giải độc.
Chủ trị: Bệnh vảy nến thể mụn mủ ở tay chân do thấp nhiệt ôn độc.

Riêng thể khớp:

Thường phối hợp với các thuốc tư âm giáng hỏa, cường kiên cân cốt, trừ phong thấp.
Tóm lại: Bệnh vẩy nến là bệnh bản tạng, chẩn đoán dễ, biện chứng phương trị khó khăn. Muốn điều trị lâu dài phải thay đổi bản tạng, chủ yếu là dùng thuốc uống kéo dài đến khi khỏi bệnh; bôi thuốc chỉ là phối hợp trong đợt tiến triển.
Vậy là các bài viết về chủ đề bệnh vảy nến dưới góc nhìn y lý cổ truyền đến đây là đã hết, các bạn có thể xem thêm các bài viết khác để tìm cho mình những thông tin hữu ích, chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: http://phongkhamtamduc.com/benh-vay-nen-theo-y-ly-co-truyen-phan-3/